Tác giả sách Nhân tố Enzyme là Hiromi Shinya – giáo sư, bác sĩ nổi tiếng thế giới với phương pháp chữa bệnh tự nhiên, dựa vào sự thay đổi trong phương pháp ăn uống.

1. Không ăn nhiều thịt động vật
Khi ta ăn nhiều thịt động vật, thành dạ dày sẽ cứng và dày lên, thành ruột cũng dày lên và hẹp lại. Tạo nên các “túi thừa” và tích tụ “phân đóng khối”, hình thành các polyp gây ung thư đại tràng. Bữa ăn lý tưởng là 50% ngũ cốc, 35% rau củ quả và 15% động vật. Trong đó ăn nhiều cá tốt hơn ăn thịt bò, lợn, gà…
Chất béo trong cá tốt hơn chất béo trong gia súc, gia cầm. Cá tôm nhỏ sau khi được tiêu hóa trong ruột sẽ để lại canxi và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể hấp thu. Thế nên đây chính là thực phẩm động vật tốt nhất.
Hãy chọn SỨC KHỎE 10 NĂM SAU thay vì BỮA THỊT NƯỚNG TỐI NAY.
2. Sữa bò chỉ là thực phẩm bổ sung cho trẻ em (theo “Nhân tố Enzyme”)
Trẻ cần được ăn uống đầy đủ và phong phú nhiều loại thực phẩm khác nhau. Dạ dày người lớn không có hoặc có rất ít enzyme tiêu hóa sữa bò. Không nên lạm dụng sữa bò và các sản phẩm từ sữa.
SỮA BÒ LÀ THỰC PHẨM KHÓ TIÊU HÓA NHẤT: vì phần lớn protein trong sữa bò là casein, dễ bị đông cứng khi vào dạ dày. Quá trình chế biến làm biến đổi các chất dinh dưỡng trong sữa. Đó là quá trình đồng hóa sữa (khuấy đều) làm chất béo bị oxy hóa cao. Và quá trình khử trùng (ở các mức nhiệt độ khác nhau) làm các enzyme bị phân hủy…
3. Thường xuyên ăn sữa chua sẽ khiến đường ruột xấu đi
Các vi khuẩn trong sữa chua nếu không bị tiêu diệt bởi axit dạ dày mà đi được vào đến đường ruột cũng không thể hoạt động giúp cân bằng đường ruột. Không giống với cơ thể trẻ em, cơ thể người trưởng thành có ít enzyme phân giải lactose (thành phần đường trong sữa và các sản phẩm từ sữa). Nên nếu ăn nhiều các sản phẩm từ sữa sẽ có hiện tượng tiêu hóa kém và bị tiêu chảy nhẹ. Nhưng hiện tượng này lại bị nhầm lẫn thành “sữa chua giúp trị táo bón”.
4. Cháo không tốt cho người bệnh (theo “Nhân tố Enzyme”)
Dù cháo mềm nhưng không được nhai, không được trộn đều với nước bọt có chứa enzyme tiêu hóa. Do đó khó phân giải và hấp thu hơn thức ăn thô được nhai kỹ trước khi xuống dạ dày.

5. Cần khởi động hệ tiêu hoá trước khi ăn bữa chính
Uống 1-2 cốc nước trước bữa ăn 1 giờ, ăn rau luộc và trái cây trước bữa ăn 20-30 phút sẽ giúp dạ dày và đường ruột khởi động tốt hơn. NHAI KỸ VÀ CHỈ ĂN NO 80% DẠ DÀY để giúp tiêu hóa hết thức ăn. Không tráng miệng bằng trái cây hoặc uống nhiều nước ngay sau bữa ăn, vì sẽ làm dạ dày bị quá tải.
Nếu thức ăn không được tiêu hóa hết thì phần dư thừa trong ruột sẽ bị thối và lên men bất thường. Từ đó sinh ra các chất độc hại, có thể gây trướng bụng và trung tiện có mùi hôi. Tốt nhất là nên để dạ dày rỗng trước khi đi ngủ.
6. Cần loại bỏ các thực phẩm hại nhiều hơn lợi
Bơ thực vật, dầu ăn sản xuất công nghiệp, thức ăn chiên/nướng, thực phẩm có nhiều chất bảo quản… là những thứ làm tổn hại sức khỏe. Chỉ nên ăn dầu được ép thủ công từ các loại hạt. Và sử dụng dầu ăn trong thời gian ngắn để tránh bị oxy hóa, hoặc ăn nguyên hạt mè, đậu phộng…
7. Gạo trắng là gạo đã chết (theo “Nhân tố Enzyme”)
Khi hạt lúa bị chà xát đến phần tinh bột trắng tức là đã loại bỏ hết các thành phần dinh dưỡng quan trọng (cám, phôi mầm). GẠO LỨT nếu để ở nhiệt độ thích hợp và ngâm nước vừa đủ, có thể sẽ nảy mầm, vì đây là “gạo còn sống” chứa trong mình năng lượng sống.
Nên ăn gạo lứt và các loại ngũ cốc nguyên hạt, được đóng gói nhỏ trong túi rút chân không, và sau khi mở bao chỉ dùng trong 10 ngày. Các loại nông sản sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đều không có năng lượng sống.

8. Bữa ăn đem đến niềm hạnh phúc lớn lao
Ép mình ăn những thức ăn không ngon không thể khiến chúng ta khỏe mạnh hơn. Vì thế nên tìm kiếm những thực phẩm tốt, cân đối tỷ lệ, chế biến bằng những phương pháp không gây hại để luôn có bữa ăn ngon lành mạnh, và nên ăn ngay sau khi nấu xong.
9. Hình thành thói quen sống lành mạnh ngay từ bé
Thực phẩm tốt, tươi mới, không hóa chất, nhiều dinh dưỡng… luôn rất đắt. Nhưng hãy quý trọng sức khỏe của mình và “di truyền” cho con cháu thói quen ăn uống tốt ngay từ bây giờ. Con cái dễ mắc bệnh giống bố mẹ không phải do gen di truyền gây bệnh mà do ảnh hưởng các thói quen sinh hoạt gây bệnh.
Dựa vào “nỗ lực và ý chí” của bản thân, thói quen tốt sẽ viết lại gen di truyền xấu. Hãy dành 20 phút để nghỉ trưa và chợp mắt 5-10 phút mỗi khi cảm thấy mệt mỏi hay buồn ngủ để phục hồi cơ thể.
10. Nước uống tốt và cách uống nước rất quan trọng
Hãy mua 1 máy lọc nước có độ khử và kiềm hóa cao để tạo ra nước uống tốt. Uống nhiều nước sau khi thức dậy, trước khi tắm, trước khi ăn trưa/tối 1 giờ, trước đi ngủ 1 giờ và nên uống chậm rãi từng ngụm.
11. Không nên uống trà thay nước
Chất tannin (vị chát) trong trà có thể chuyển hóa thành axit tannic làm đông cứng protein và làm mỏng niêm mạc dạ dày. Với những ai thích uống trà, hãy uống loại trà không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, uống sau khi ăn và chỉ uống 2-3 cốc mỗi ngày.
12. Thuốc nào cũng là thuốc độc
Dù là Tây y hay Đông y, tác dụng của thuốc càng nhanh thì độc tính của thuốc càng mạnh. Cần tìm hiểu kỹ càng xem mình đang uống thuốc gì, hiệu quả ra sao, có tác dụng phụ gì… và có quá cần thiết phải uống hay không!
Bác sĩ Hiromi Shinya đã tự thực hiện phương thức sống lành mạnh trong suốt 40 năm và vận động các bệnh nhân thực hành để trở nên khoẻ mạnh mà không cần dùng thuốc.